Khám phá máy giặt/sấy thông minh Samsung Bespoke AI
Đội tuyển Việt Nam đã thẳng tiến đến chung kết AFF Cup 2024 sau chiến thắng 3-1 trước Singapore ở trận bán kết lượt về tối 29.12 (thắng tổng tỷ số 5-1). Đây là trận chung kết AFF Cup thứ năm trong lịch sử của Việt Nam. Và trước thềm trận đấu quyết định, thầy trò HLV Kim Sang-sik đang có ưu thế cực lớn.Đó là bởi, đội tuyển Việt Nam có nhiều hơn đối thủ ở chung kết 1 ngày nghỉ, đồng thời được đá trận lượt đi trên sân nhà. Trong khi Quang Hải cùng đồng đội đã đá xong trận bán kết lượt về vào tối qua, có trọn vẹn hôm nay để phục hồi và tập luyện nhẹ rồi bước vào tập chiến thuật vào ngày mai (31.12), đối thủ của Việt Nam ở chung kết phải trải qua lịch trình khắc nghiệt hơn nhiều.Đội tuyển Thái Lan (hoặc Philippines) sẽ phải căng mình chiến đấu ở trận bán kết lượt về tối nay (30.12), sau đó di chuyển sang Việt Nam vào ngày 31.12 để chuẩn bị cho trận chung kết lượt đi. Đối thủ của thầy trò HLV Kim Sang-sik ở chung kết sẽ chỉ có 1 ngày chuẩn bị trọn vẹn, ít hơn nhiều so với 3 ngày chuẩn bị trọn vẹn của đội tuyển Việt Nam. Do trận chung kết lượt về diễn ra trên sân khách, nên sau trận chung kết lượt đi, cả hai đội sẽ cùng di chuyển tới địa điểm thi đấu. Không có ưu thế nào cho đội chủ nhà ở trận lượt về, khi cùng phải bước qua lịch trình di chuyển, hồi phục tương đương nhau. Việc có nhiều hơn đối thủ 2 ngày phục hồi và chuẩn bị, cũng như tiết kiệm thời gian di chuyển sẽ mang tới ưu thế thể lực rất lớn cho toàn đội. Khi AFF Cup đã trôi dần về cuối, đội tuyển nào lọt tới chung kết cũng đã mệt nhoài bởi chặng hành trình rất khắc nghiệt, đây là lợi thế rất lớn mà đội tuyển Việt Nam cần nắm lấy.Bên cạnh "địa lợi" với sân Việt Trì đang mang lại vận may cho đội tuyển Việt Nam, "thiên thời" còn đứng về phía học trò ông Kim. Cả Thái Lan và Philippines đều có khí hậu nóng bức ở khoảng thời gian này, đối lập với cái lạnh "cắt da" ở Phú Thọ. Bởi vậy dù đội nào có lọt tới trận chung kết cũng sẽ phải thích nghi với thời tiết lạnh buốt ở phía bắc Việt Nam. Nếu không thích ứng được với chênh lệch nhiệt độ, nguy cơ suy giảm thể lực và sức chiến đấu là khó tránh khỏi. Ở trận chung kết, đội tuyển Việt Nam sẽ có nền tảng thể lực tốt. Vì bên cạnh lịch thi đấu đã hậu thuẫn cho toàn đội ưu thế rất lớn, chiến lược xoay tua của HLV Kim Sang-sik cũng giúp các trụ cột có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, không phải căng sức trên lịch trình dày đặc.Đơn cử, Hoàng Đức được cho nghỉ sớm ở trận lượt về tối qua, trong khi Quang Hải, Tiến Linh vào sân trong những phút cuối. HLV Kim Sang-sik không ngại xoay tua, dù ở những vị trí hiếm khi bị thay đổi như thủ môn hay trung vệ. Trên hàng công, ngoại trừ Xuân Son "cày đủ" 3 trận đã qua, các vệ tinh xung quanh như Hai Long, Ngọc Quang, Thanh Bình, Vĩ Hào... đều san sẻ thời gian thi đấu. Cách dùng người của HLV Kim Sang-sik mang lại hai ưu điểm: giúp học trò tiết kiệm thể lực để dồn sức cho trận quan trọng nhất, đồng thời toàn đội cũng có diện mạo khó lường khi không phụ thuộc vào bộ khung con người cố định nào. HLV Kim Sang-sik khẳng định "đội tuyển Việt Nam đã chuẩn bị cho chung kết" ngay từ trước trận bán kết lượt đi với Singapore. Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã tính toán kỹ lưỡng. Khi mọi ưu thế đều nằm trong tay, hãy tin đội tuyển Việt Nam sẽ chơi tốt ở hai trận chung kết AFF Cup 2024. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn'Địa ngục trần gian' Côn Đảo người Pháp không thiết lập mà có từ thời nhà Nguyễn
Trong khi đó, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Không khí lạnh tăng cường bổ sung xuống phía bắc nước ta có cường độ khá mạnh. Từ ngày 10.2 trở đi, không khí lạnh hoạt động suy yếu dần. Do nằm ở rìa phía nam của các hệ thống thời tiết nói trên và chịu sự chi phối của gió mùa đông bắc cường độ yếu đến trung bình. Trong những ngày Tết Giáp Thìn, thời tiết các tỉnh thành tại Nam bộ khá ổn định, thuận lợi cho mọi hoạt động đón năm mới.
Nóng: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 113 trường THPT công lập TP.HCM
Báo Thanh Niên trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành,Thưa các trí thức, nhà khoa học,Thưa các quý vị đại biểu, toàn thể các đồng chí và các bạn.Hôm nay, tôi rất vui mừng gặp các trí thức, nhà khoa học tiêu biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, khoa học nước nhà. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi tới các đồng chí cùng gia đình và qua đồng chí, gửi tới toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong cả nước lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí luôn luôn dồi dào sức khoẻ, hoàn thành xuất sắc trách nhiệm vẻ vang và sứ mệnh cao cả góp phần nâng tầm trí tuệ dân tộc, sức mạnh đất nước, sự phát triển, tiến bộ và văn minh nhân loại.Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.Trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng của nhân dân và dân tộc, là một trong những nguồn lực và động lực quan trọng nhất mang lại sự đột phá và sự phồn vinh cho đất nước. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có truyền thống quý trọng nhân tài. Điều này được đúc kết khái quát qua câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung (Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú thời Vua Lê Thánh Tông): "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn".Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, trí thức và nhà khoa học luôn là lực lượng tiên phong trong việc khai sáng dân trí, xây dựng lý luận cách mạng và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào thực tiễn. Các trí thức tiêu biểu đã truyền bá những tư tưởng yêu nước, tiến bộ và cách mạng, tạo tiền đề quan trọng cho phong trào đấu tranh giành độc lập. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân, đội ngũ trí thức đã góp phần xây dựng nền tảng chính trị và nền hành chính cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ khi đó, tham gia soạn thảo Hiến pháp năm 1946 - một văn kiện lịch sử thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền, quyền con người và độc lập. Nhiều trí thức cách mạng tiền bối đã tham gia xây dựng và triển khai các chiến lược cách mạng, từ các kế hoạch chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, chính sách kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật đến các chính sách về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và trong nhiều lĩnh vực khác. Di sản của lực lượng trí thức, nhà khoa không chỉ nằm ở những thành tựu, những đóng góp cụ thể mà còn ở tinh thần dấn thân vì khoa học, tinh thần cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước.Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của trí thức, coi trí thức mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự vào cuộc tích cực, đồng hành của trí thức với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngay từ buổi sơ khai, khi đất nước còn nhiều khó khăn Đảng ta đã sớm có chủ trương gửi ra nước ngoài đào tạo nhiều trí thức, nhà khoa học để sẵn sàng cống hiến, kiến thiết đất nước khi giành được độc lập, hòa bình. Dưới ngọn cờ của Đảng, được giác ngộ về lý tưởng Mác - Lênin, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Chính phủ hàng loạt nhân sĩ, trí thức, chấp nhận hy sinh, không nề hà khó khăn, gian khổ, kề vai, sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân, vượt qua mọi cam go, thử thách để cống hiến; nhiều nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư, luật sư đã cống hiến kiến thức, tài năng, trí tuệ, tri thức, của cải vật chất cho cách mạng và nhiều trí thức đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, tầng lớp trí thức nước ta đồng lòng đứng trong hàng ngũ của Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp khác, tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, luôn miệt mài nghiên cứu, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tựu khoa học trên các lĩnh vực chính trị, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn học - nghệ thuật... Ở một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng tiếp cận trình độ hiện đại trên thế giới; đã có những kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo thành công nhiều chủng loại sản phẩm, thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thay thế nhập khẩu với giá thành cạnh tranh, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm nhập khẩu. Đội ngũ trí thức ở các viện nghiên cứu, tập đoàn, doanh nghiệp cơ khí chế tạo đã có đủ năng lực làm tổng thầu các công trình lớn hàng tỉ USD; đóng góp của đội ngũ trí thức ngành y tế giúp Việt Nam là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện đúng lộ trình các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), một số lĩnh vực (ghép tạng, công nghệ tế bào gốc, y học hạt nhân, nội soi can thiệp, điện quang can thiệp, vắc xin và sinh phẩm) ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.Ứng dụng công nghệ mới đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ đã góp phần tạo dựng nên diện mạo mới của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc được bảo tồn, phát huy; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã góp phần mở rộng không gian phát triển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, Tổ quốc từ sớm, từ xa.Có thể khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Từ việc tham mưu mở đường cho đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, cung cấp cơ sở khoa học, đề xuất ý tưởng, phản biện xã hội, tổ chức thực thi, sáng tạo, tạo ra các ý tưởng, sáng chế, sản phẩm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đã để lại dấu ấn đậm nét về cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước.Bên cạnh thành tựu, kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, việc sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức và việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục triệt để. Về sử dụng, trọng dụng: Đảng ta đề cao, đặc biệt quan tâm, đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về trí thức và huy động, sử dụng, trọng dụng trí thức, song việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với đội ngũ trí thức chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển; nội dung nghị quyết của Đảng chậm được thể chế, cụ thể hóa, thậm chí đã được cụ thể hóa, thể chế hóa thì chậm được triển khai hoặc triển khai không đầy đủ (đơn cử Nhà nước đã có nhiều quy định về chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với trí thức như Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, Nghị định số 87/2014/NĐ-CP; luật Khoa học công nghệ quy định chi 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho khoa học và công nghệ song thực tế chưa được hiện thực hóa). Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp chưa thật sự thể hiện rõ sự quan tâm đúng mức, đầy đủ, sâu sắc đến việc sử dụng, trọng dụng, phát triển đội ngũ trí thức. Việc nhiều tổ chức, bộ máy, nhưng không rõ bộ ngành nào chủ trì quản lý, sử dụng, chỉ đạo phối hợp về trí thức, cán bộ khoa học công nghệ kỹ thuật. Cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài còn nhiều hạn chế. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp, nhà sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học thiếu trọng tâm, trọng điểm, dàn trải, chưa bám sát vào những vấn đề thực tiễn cấp thiết nổi lên; chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên trí thức, nhà khoa học chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội; việc xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, còn để xảy ra tình trạng "lãng phí chất xám", "bạc màu chất xám", "chảy máu chất xám". Về thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học với Tổ quốc, thẳng thắn nhìn nhận cũng còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Trong điều kiện đất nước đang phát triển còn rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, nhân dân đã dành nguồn lực cao nhất trong khả năng có thể để đầu tư cho khoa học công nghệ, song số công trình, sáng chế được công bố trên thế giới còn ít, chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá; chưa nhiều các công trình sáng tạo lớn; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ngang tầm khu vực và thế giới.Hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa xuất phát, chưa gắn, chưa đáp ứng yêu cầu nóng bỏng của thực tiễn của đời sống xã hội; nhân tố tinh hoa và hiền tài chưa nhiều, chuyên gia đầu ngành còn thiếu hụt nghiêm trọng; đội ngũ kế cận chưa thực sự được quan tâm vun đắp, bồi dưỡng; đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng. Vẫn còn một số trí thức nhà khoa học đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, vị kỷ, né tránh trách nhiệm, chưa dám dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ như lớp cha anh, hiểu biết thực tiễn còn hạn chế, thậm chí suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Ví dụ đâu đó còn có hiện tượng một số đơn vị, cá nhân coi ngân sách nhà nước phân bổ để thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học thành "nguồn kinh tế", "nguồn thu nhập" ngoài lương chứ không tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội của các đề tài, công trình nghiên cứu đó; thờ ơ, bàng quang trong đấu tranh phê bình, tự phê bình với hiện tượng thiếu trung thực trong nghiên cứu khoa học...). Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học,Thế giới đang trong giai đoạn thay đổi có tính thời đại. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tạo ra sự bùng nổ về thông tin, văn hóa, nhận thức, hành động... thúc đẩy hình thành một trật tự thế giới mới. Những thay đổi nhanh chóng trên quy mô toàn cầu về nhiều phương diện, tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển nhanh chóng trí tuệ nhân loại và văn minh toàn cầu, trong đó vai trò của đội ngũ trí thức, nhà khoa học có tầm quan trọng đặc biệt. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới nâng cao được năng suất lao động, là động lực cho tăng trưởng, là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển nhanh và bền vững ở nước ta. Với thế và lực của đất nước sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Đảng, Nhà nước, nhân dân đang kỳ vọng, mong chờ sự cống hiến, đóng góp ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới. Để đạt được yêu cầu này, Tôi gợi ý 04 nội dung sau đây:Thứ nhất, về phía Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học, với 3 vấn đề cụ thể: (i) Bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24.11.2023 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà chặng đường đầu là từ nay tới năm 2045. (ii) Ngay trong nửa đầu năm 2025 sẽ rà soát, đánh giá, ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo nội dung Nghị quyết 45 nêu trên; cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, làm cơ sở ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập cũng như xác định các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là những tài năng hàng đầu, chuyên gia đầu ngành và nhân tài xuất sắc, đào tạo và bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận. Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn phát triển mới, trên yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, chú trọng những ngành mũi nhọn, những lĩnh vực, địa phương đang thiếu, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực trí thức; bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số, trí thức nữ. Đặc biệt coi trọng và chú trọng việc tôn vinh trí thức, sớm có quy định cụ thể, lấy kết quả và sản phẩm đầu ra trên tinh thần "vì nhân dân phục vụ" là cơ sở để tôn vinh, tặng thưởng, bảo đảm thể hiện sâu sắc văn hóa coi trọng hiền tài, tránh hình thức, cào bằng, không dân chủ. (iii) Có các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao, thống nhất nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới, trước hết là người đứng đầu các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp. Bảo đảm "thượng tôn pháp luật", xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đội ngũ trí thức. Ban Bí thư chỉ đạo các ban đảng và các cơ quan liên quan tham mưu, điều phối bảo đảm thực hiện hiệu quả các nội dung này.Thứ hai, về phía đội ngũ trí thức, nhà khoa học, đề nghị 3 vấn đề: (i) Nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong đó, sớm phấn đấu đến năm 2030 phải có 100 phát minh, sáng chế, công trình khoa học trong bảng xếp hạng của khoa học thế giới; sản phẩm khoa học, công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật chiếm lĩnh đỉnh cao; ít nhất 3 tạp chí khoa học của Việt Nam đạt trình độ khu vực và trên thế giới; đến năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực, thuộc tốp đầu thế giới; có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực. Những mục tiêu này, Nghị quyết 45 của Đảng bước đầu đã đề ra, đội ngũ trí thức, nhà khoa học cần có chiến lược cụ thể bứt phá, tăng tốc để thực hiện cho được. (ii) Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học. Các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có "phép thuật" để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030. Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các "đế chế công nghệ số". (iii) Cần ý thức sâu sắc trách nhiệm của trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, trách nhiệm trong nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc; trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ thế hệ trí thức ngày nay tiến bộ, đào tạo thêm trí thức mới, đội ngũ kế cận, tiên phong tạo ra sản phẩm tinh thần, vật chất chất lượng cao cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, tạo động lực mạnh mẽ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần định hình tương lai nhân loại và văn minh toàn cầu. Từ đó, phải trung thực với nhân dân, với Nhà nước, trung thực với chính bản thân mình, nỗ lực phấn đấu, trung thực trong khoa học và sáng tạo bằng khả năng và vượt khả năng của mình, thậm chí "vượt lên trên chính mình" nhằm phục vụ nhân dân và vì sự phồn vinh của đất nước; biết phản biện và dám phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng.Thứ ba, không ngừng củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước. Tăng cường mạnh mẽ đóng góp của trí thức để nâng cao hiệu suất lao động, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tạo ra giá trị gia tăng trên lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, đưa công nhân, nông dân thành công nhân trí thức, nông dân trí thức; thúc đẩy chia sẻ thông tin và kiến thức, tạo ra các mô hình cộng tác mới thiết thực, hiệu quả hơn giữa trí thức với cộng đồng công nhân và nông dân. Tăng cường hợp tác với trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài trong chuyển giao, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Trong mối quan hệ với công nông ở giai đoạn cách mạng mới, mong rằng đội ngũ trí thức nhà khoa học luôn thấm nhuần và thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Trí thức ta nên tự động đi bước trước tìm đến công nông, và tôi chắc rằng công nông sẽ nhiệt liệt hoan nghênh trí thức".Thứ tư, quan tâm giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nhà giáo trước hết phải là các nhà khoa học, nhà trí thức; có kế hoạch đào tạo các nhà khoa học hàng đầu ở các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng yếu hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế số, lượng tử, y sinh học... khuyến khích các nhà khoa học tự do khám phá, nhất là ở những khoảng trống, hoang vu của khoa học. Gắn kết chặt chẽ giữa các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, nhà trường với các doanh nghiệp và ngược lại. Hoàn thiện luật và qui định về sở hữu trí tuệ, thành tựu đổi mới sáng tạo, những thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại. Hoàn thiện thể chế, ứng xử nhất quán về phát triển khoa học công nghệ phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, đặc thù của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chấp nhận rủi ro và có độ trễ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo... Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.V.I.Lênin từng nhấn mạnh: "Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được".Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trí thức công nông hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần"; "Trí thức là một vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được". Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu; thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.Nhân dịp năm mới 2025 và xuân Ất Tỵ sắp tới, Tôi xin chúc các quí vị đại biểu, chúc đội ngũ trí thức, nhà khoa học luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, giành nhiều thắng lợi trong công tác và cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn!
Lễ cất nóc có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND, các Sở ban ngành, chính quyền địa phương thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, và các đối tác, cư dân Thành phố Cà phê cùng đại diện Tập đoàn Trung Nguyên Legend. Đây là sự kiện chào mừng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, cũng như mở đầu cho chuỗi hoạt động kinh doanh, quảng bá mạnh mẽ của khu đô thị Thành phố Cà phê trong năm 2025. Sau hơn một năm khởi công, Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique thuộc khu đô thị Thành phố Cà phê đã chính thức cất nóc, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiện ích đẳng cấp, sang trọng và khác biệt, kiến tạo một khu đô thị hiện đại bậc nhất tại trung tâm thủ phủ Buôn Ma Thuột và toàn vùng Tây nguyên.Là một công trình quan trọng của trung tâm thương mại dịch vụ thuộc khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh - "Thành phố mẫu mực - Cộng đồng tỉnh thức", Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique được thiết kế độc đáo, lấy cảm hứng từ hình thái kiến trúc kết hợp văn hóa cà phê và văn hóa bản địa. Tọa lạc tại vị trí kim cương - trung tâm của trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, The Coffee Boutique là công trình kiến trúc độc bản bậc nhất chuẩn 5 sao quốc tế, hiện đại tại Buôn Ma Thuột và toàn vùng Tây nguyên, hứa hẹn là địa điểm hàng đầu cho các hội nghị, sự kiện sang trọng, đẳng cấp toàn cầu. Với tổng diện tích gần 6.500 m², mật độ phủ xanh hơn 46%, tổ hợp The Coffee Boutique có 9 tầng, 139 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng Trung tâm hội nghị lớn nhất vùng có sức chứa trên 1.000 người, và nhiều tiện ích đẳng cấp như: hồ bơi công nghệ muối khoáng, Coffee Spa, nhà hàng đặc sản, không gian cà phê Trung Nguyên Legend, vườn Thiền - Yoga, Gym,… Trong đó, "Khu vườn tỉnh thức" là không gian xanh nằm ở trung tâm tổ hợp, được thiết kế bởi thiền sư nổi tiếng người Nhật Shunmyō Masuno, sẽ là điểm nhấn đặc biệt, tạo dấu ấn riêng của The Coffee Boutique, tạo sự kết nối, đem đến an nhiên và cân bằng trong tâm hồn con người.Công trình Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique được sự tham gia của các đối tác quốc tế, các kiến trúc sư hàng đầu về thiết kế xây dựng, cảnh quan, nội thất và quản lý khai thác vận hành như Kume Design Asia, JLC, ASA Lighting Design Studios, A21, UK Tech, Cross Hotels & Resorts, Sol E&C, Vertical Studio,…Dự kiến khai thác vận hành đón khách từ năm 2026-2027, đây sẽ là một biểu tượng mới của Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Tây nguyên, cũng như khẳng định tầm vóc và giá trị vượt trội của khu đô thị Thành phố Cà phê . Năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sôi động, mở rộng cơ hội phát triển tại các thành phố lớn và vùng ven, lân cận. Sức bật của thị trường đang được trợ lực bởi đà tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam giai đoạn 2024-2025, cũng như lạm phát được kiểm soát và lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp. Theo đó, tín dụng bất động sản đang tăng trưởng ổn định. Tháng 12.2024, dư nợ tín dụng bất động sản đạt khoảng 3,35 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 16% so với 2023, chiếm 21,8 - 22% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế cho thấy dòng vốn đang được khơi thông. Hơn nữa, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản được sửa đổi, ban hành trong năm 2024 giúp tạo khung pháp lý vững chắc cho thị trường, sàng lọc nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch. Từ đó, nhu cầu mua bất động sản ở thật và tích lũy, cho thuê ngày càng tăng. Thay vì tìm hiểu và thăm dò, nhiều người sẵn sàng xuống tiền. Là thành phố chiến lược của toàn vùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột đang phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh, trở thành thủ phủ cà phê Việt Nam - một loại nông sản tỷ đô xuất khẩu toàn cầu. Các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa, và tuyến đường mở rộng kết nối Đại lộ Đông Tây đang được phát triển, tạo động lực thúc đẩy thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk sôi động, mang lại cơ hội an cư và đầu tư hấp dẫn cho người dân và nhà đầu tư. Nằm giữa lòng Buôn Ma Thuột, vị trí "vàng" của toàn vùng Tây nguyên, Thành phố Cà phê là khu đô thị duy nhất phát triển dựa trên ngành kinh tế lõi cà phê do Công ty đầu tư Trung Nguyên làm chủ đầu tư với tầm nhìn trở thành Khu đô thị đẳng cấp.Thừa hưởng mạch nguồn di sản bản địa đặc sắc và thịnh vượng của Buôn Ma Thuột, khu đô thị Thành phố Cà phê được xây dựng mang đến chốn an cư lạc nghiệp phồn vinh, giàu có bền vững cho cộng đồng cư dân và những nhà đầu tư. Tọa lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, một vị trí đắc địa bậc nhất trung tâm Buôn Ma Thuột, từ khu đô thị Thành phố Cà phê có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm hành chính, bệnh viện, sân bay, bến xe, siêu thị và các khu du lịch sinh thái của thành phố trong bán kính 2-10 km. Hơn nữa, với sự phát triển dự án cao tốc và hệ thống đường giao thông kết nối Buôn Ma Thuột với các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đắk Nông, TP. HCM… khu đô thị Thành phố Cà phê thừa hưởng tiềm năng giao thương thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, du lịch và gia tăng giá trị bất động sản trong khu vực.Thành phố Cà phê có tổng diện tích hơn 43 ha, trong đó giai đoạn 1 đã triển khai 19,8 ha. Được quy hoạch đồng bộ bởi các đơn vị tư vấn quốc tế chuyên nghiệp với mật độ xây dựng chỉ 27%, và mật độ cây xanh, mặt nước hơn 50%, Thành phố Cà phê đang trở thành khu đô thị đẳng cấp bậc nhất tại Buôn Ma Thuột, thu hút đông đảo khách hàng và nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt, với pháp lý minh bạch, vững chắc, cùng uy tín của chủ đầu tư Trung Nguyên, khu đô thị Thành phố Cà phê đảm bảo sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng, nhà đầu tư mong muốn sở hữu bất động sản có giá trị thực, an toàn cùng tiềm năng tăng trưởng bền vững tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Tập trung vào chất lượng sống, đem đến cuộc sống an lành, giàu có và thịnh vượng cho nhiều thế hệ, mỗi căn nhà tại khu đô thị Thành phố Cà phê là một không gian sống xanh, hài hòa với thiên nhiên và tràn đầy năng lượng, giàu giá trị văn hóa và tinh thần. Trong đó, khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh bao gồm các khu: nhà liên kế Tesla với diện tích 105 - 165m²/căn có thiết kế hiện đại, phù hợp cho gia đình từ hai đến ba thế hệ sinh sống cùng nhau, nhiều không gian để làm việc, học tập, đọc sách, thư giãn và các khu kết nối, sinh hoạt chung. Nhà thương mại liền kề - Shophouse Cantata từ 110 - 160m²/căn, nằm ngay mặt tiền trục đường Nguyễn Đình Chiểu đem đến cơ hội đầu tư giàu tiềm năng sinh lời.Thành phố Cà phê cũng là khu đô thị duy nhất cung cấp đa dạng các tiện ích hiện đại, cao cấp của giới thượng lưu để cư dân tận hưởng cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp, giàu có toàn diện về thể chất và tinh thần mỗi ngày, như: khu cưỡi ngựa Ả Rập, sân golf, vườn Zen, tổ hợp Gym - Yoga - Bắn cung, Trung tâm văn hoá ẩm thực 3 miền và các không gian thưởng lãm cà phê Trung Nguyên E-Coffee, Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend…Bên cạnh đó, công tác nâng cao chất lượng cuộc sống với nhiều hoạt động kết nối, chăm sóc đời sống tinh thần cư dân luôn được chú trọng. Từ năm 2023, Thành phố Cà phê đã đón cư dân vào an cư, sinh sống, tận hưởng cuộc sống an lành và thịnh vượng, tạo nên một cộng đồng văn minh, hiện đại, yêu thích lối sống xanh, hài hòa thiên nhiên. Trong bộ phim "Con đường thức tỉnh từ cà phê" phát sóng trên toàn cầu, hãng thông tấn quốc tế hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery đã gọi Thành phố Cà phê là "khu đô thị kiến tạo lối sống".Đặc biệt, sở hữu các công trình biểu tượng Bảo tàng Thế giới Cà Phê và sắp đến là Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique đi vào khai thác, sức hút và giá trị của khu đô thị Thành phố Cà phê sẽ ngày càng gia tăng mạnh mẽ trên thị trường bất động sản.Cùng sự kiện cất nóc Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique, khu đô thị Thành phố Cà phê đang chuẩn bị cho đợt mở bán đầu tiên của năm 2025 vào tháng 3.2025 cũng như động thổ công trình trường học. Trong bối cảnh giá bất động sản đang ngày một tăng cao, đây là thời điểm lý tưởng để khách hàng và nhà đầu tư tại Buôn Ma Thuột, Tây nguyên và các tỉnh lân cận sở hữu ngay không gian sống đẳng cấp bậc nhất với giá trị gia tăng trưởng bền vững, và kiến tạo cuộc sống thịnh vượng tại khu đô thị Thành phố Cà phê.
Sản phẩm có hồn tự nói lên câu chuyện gốm sứ Việt
TS Phan Ngọc Sơn là người cực kỳ tâm huyết với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, thường xuyên có mặt ở những giải quốc tế để cổ vũ cũng như học hỏi về quy hoạch cơ sở vật chất, cách thức tổ chức chuyên nghiệp để áp dụng cho bóng đá sinh viên Việt Nam.Đam mê đó của TS Phan Ngọc Sơn đã đi vào hành động thực chất khi Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (DNTU) có 3 lần đại diện sinh viên Việt Nam tham dự Giải bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF). Trong lần đầu góp mặt ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - cúp THACO năm 2024, đội bóng DNTU đã thực sự trở thành hiện tượng, chơi rất bản lĩnh và đoạt tấm HCĐ chung cuộc.TS Phan Ngọc Sơn chia sẻ với Báo Thanh Niên: "DNTU đã nuôi đội bóng này hơn 1 năm trời để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV cúp THACO với khẩu hiệu "Các nhà tri thức đá bóng": các em vừa đá bóng vừa hoàn thành nghĩa vụ của mình trên giảng đường. Đồng thời, DNTU cũng mạnh dạn tiên phong mở cơ chế thu hút nhân tài bóng đá.Có nhiều con đường để hướng tới vinh quang, để vươn ra thế giới chứ không chỉ có nghiên cứu khoa học. Khi đi ra ngoài, tôi mới thấy còn rất nhiều thứ chúng ta nên làm và có thể làm được. Thể thao là một trong những hướng đi đó, khi sinh viên Việt Nam đang thiệt thòi nhiều so với bạn bè quốc tế.Tôi nghĩ đi ra thế giới, chúng ta đừng tự ti mà phải tự tin. Kế đến, người lớn hãy tạo điều kiện để các bạn thanh niên, bạn sinh viên tìm kiếm thành công trên con đường của họ. Nếu chúng ta tạo điều kiện, thỏa mãn được các yêu cầu thì Việt Nam hoàn toàn có thể thành công.Một trăn trở lớn là câu chuyện thể lực, sức vóc. Sức lực của chúng ta đang yếu, sinh viên của chúng đang yếu, phần lớn người Việt Nam đang yếu về thể chất. Do vậy chúng ta phải đầu tư hơn nữa vào thể thao để cải thiện nó, không thể đổ thừa cho vấn đề hay tìm lý do mãi được.Tôi rất tâm đắc khi dự khán và theo dõi giải TNSV THACO cup 2025, với quy cách tổ chức gần như là chuyên nghiệp, đánh đúng nhu cầu rất lớn của cộng đồng sinh viên toàn quốc, trong 266 trường ĐH trên cả nước. Từ giải thứ nhất đến giải thứ 2 và bây giờ là mùa thứ 3 tôi thấy hoàn toàn khác hẳn. Tôi nghĩ đây là tín hiệu đúng để Báo Thanh Niên nâng tầm giải lên nữa với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO để cho các em cọ xát. Trong khả năng, nếu cần tôi sẽ làm mọi cách đưa những đội bóng tốt để tham gia cùng với mình, nâng tầm lên và tạo ra hiệu ứng lan tỏa".Ngày 30.1.2020, TS Phan Ngọc Sơn đã được bổ nhiệm vị trí Phó chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá các trường đại học châu Á (AUFF) tại Hàn Quốc với hy vọng phát triển phong trào bóng đá cho sinh viên nhà trường và châu lục. Đặc biệt, năm nay DNTU đã thành công giành quyền đăng cai giải bóng đá các trường đại học châu Á bước sang tuổi thứ 10, trong cuộc đua với ứng viên hàng đầu Oman và Philippines. Ông chia sẻ: "Tôi nói với ông chủ tịch AUFF rằng năm 2025 là năm đặc biệt kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm ngày thành lập DNTU. Lý do thứ 3, mọi người đã biết Việt Nam máu lửa về bóng đá, sinh viên chúng tôi đang muốn vươn lên tới đỉnh nên hãy nhường cho chúng tôi. Tôi cũng nói với đại diện Oman như thế và họ rất vui vẻ đồng ý để giải tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5 tới".Với kinh nghiệm 3 lần tham dự AUFF, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định sinh viên Việt Nam sẽ không thua kém ai nếu được đầu tư đúng mức: "Cơ duyên tôi đến với AUFF, là những lần đi ra nước ngoài mới thấy thể lực của các bạn sinh viên quốc tế rất tốt, các trường đều có các đội tuyển bóng đá. Việt Nam có lợi thế duy nhất là số lượng sinh viên đông, rất máu lửa với bóng đá nhưng thể lực và cơ sở vật chất còn yếu.Một động lực rất lớn của tôi, chính là khi cho các em ra ngoài cọ xát, nhìn thấy ánh mắt của các em toát lên nét tự hào lúc chào cờ, tôi tự nhủ tốn bao nhiêu cũng phải làm. Đứng cùng với các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Oman, Thái Lan… dù sinh viên Việt Nam có thể vẫn còn thua thiệt hơn về sức vóc, nhưng các em vào sân đều rất quyết tâm khi sánh vai tranh tài với các quốc gia anh em châu Á.Do vậy, tôi quyết định đầu tư căn cơ vào thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, tạo sân chơi cho các em để thấy rằng các em sinh viên Việt Nam không thua kém ai hết. Sinh viên Việt Nam đến từ một trường đại học ở Việt Nam thì chúng ta vẫn có quyền để ngang bằng với tất cả các bạn bè từ các trường đại học khác".DNTU: Đầu tư 6 ha làm tổ hợp thể thao hiện đại tại Long ThànhCũng theo TS Phan Ngọc Sơn, Trường DNTU đã quyết định sẽ đầu tư mạnh cho chiến lược xây dựng hệ sinh thái bóng đá và đào tạo chuyên sâu bóng đá. Ông bày tỏ: "Các em sinh viên được nhiều thứ: thỏa đam mê, cải thiện sức lực, vẫn hoàn thành đào tạo và tốt nghiệp đại học. Nếu em nào đam mê tiếp chúng tôi sẽ nâng cấp lên thành chuyên nghiệp. DNTU đang chuẩn hóa sân bãi, đã xây xong 1 sân cỏ nhân tạo 11 người để các bạn sinh viên tập luyện bóng đá như một môn thể thao ngoại khóa hàng ngày trong trường.Hiện tại, DNTU đang thỏa thuận với UBND tỉnh Đồng Nai thuê 20 ha đất ở Long Thành trong 50 năm. Trong đó, DNTU sẽ dành 6 ha để tạo thành quần thể thể thao, với tất cả các sân đạt chuẩn từ bóng đá, bơi lội, điền kinh, quần vợt, cầu lông… trong tổ hợp thể thao (complex) hoàn chỉnh, đồng bộ.Tôi tin rằng các trường nước ngoài làm được thì Việt Nam cũng làm được. Nếu DNTU đầu tư cơ sở vật chất tốt, các doanh nghiệp sẽ tài trợ nhiều vì họ rất cần các sản phẩm của DNTU, sẽ được làm nhiều thứ. Do vậy, chúng tôi xác định phải làm, nên làm và phải đạt chuẩn".